Liên thông trong hướng nghiệp, dạy nghề

Nhìn tổng thể bức tranh nguồn nhân lực nước ta có thể nhận thấy rằng: Tình trạng thừa lao động có trình độ ĐH và thiếu lao động có trình độ THCN, tay nghề cao còn trầm trọng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể chỉ ra đây đó là việc thiếu những thông tin về yêu cầu của thị trường lao động để xã hội có thể đánh giá và lựa chọn một ngành nghề phù hợp với khả nǎng và đáp ứng yêu cầu

Điều này cũng gây khó khǎn cho các nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách, phương hướng đào tạo lao động. Thực tế cho thấy rất cần có những thông tin về thị trường lao động như: Nhu cầu về tuyển dụng lao động của các ngành nghề, tình hình việc làm của số hs tốt nghiệp các trường ĐH, THCN&DN, cũng như việc dự báo về nhu cầu việc làm trong tương lai.


ở bậc học phổ thông, giáo dục hướng nghiệp (GDHN) giữ vai trò vô cùng quan trọng nhưng thực chất cho đến thời điểm này nó còn rất mờ nhạt và mang nặng tính hình thức. Mục đích hướng nghiệp là định hướng nghề nghiệp tương lai cho HS ngay từ bậc học phổ thông, nhưng từ thực tế công tác GDHN và dạy nghề trong các trường phổ thông vẫn còn mang tính thủ tục, chiếu lệ. Thêm vào đó là tình trạng trang thiết bị thực hành lạc hậu, đội ngũ GV kỹ thuật thiếu về số lượng và yếu về chất lượng chuyên môn nên không đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Điều đó dẫn tới một hệ quả tất yếu là HS khi ra trường lựa chọn ngành nghề chỉ theo cảm tính, thấy trường nào, ngành nào có nhiều chỉ tiêu, mang tính thời thượng thì học các ngành nghề đó chứ hoàn toàn không cǎn cứ vào những yêu cầu, đòi hỏi đặt ra của xã hội cũng như sở trường, nǎng lực của mình. Thực tế trên đã từng xảy ra khi các trào lưu luôn hoán đổi chỗ cho nhau, nǎm này ngoại thương đắt giá, nǎm sau là kinh tế và nǎm sau nữa là luật...

ở trường phổ thông là vậy, nhưng đến khi vào các trường THCN&DN thì yêu cầu đặt ra của thị trường lao động đối hệ thống GD kỹ thuật nghề nghiệp là tạo ra một đội ngũ những người lao động có tri thức, tay nghề, để sao cho lao động phải nhanh chóng thích nghi với thay đổi của thị trường lao động. Nhưng xem ra cho đến thời điểm này hệ thống các trường THCN&DN chưa bắt kịp yêu cầu đặt ra của xã hội với những đổi mới công nghệ nhanh chóng. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy không ít kỹ nǎng nghề nghiệp vừa được học trong nhà trường khi ra thực tế ngoài đời đã trở nên lạc hậu sau một thời gian ngắn. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với người lao động là họ phải thường xuyên cập nhật tri thức, kỹ nǎng nghề nghiệp. Trong khi đó, việc đào tạo nghề lại chưa đáp ứng được.

Chính vì lẽ đó, vấn đề đặt ra cho việc phát triển nguồn nhân lực trong khi thị trường lao động trong tương lai mang tính khu vực và toàn cầu là cần xác định chuẩn đào tạo, chương trình đào tạo phải linh hoạt sao cho thích ứng với nhu cầu biến động ngoài thị trường lao động. Để người lao động có khả nǎng thích nghi nhanh chóng với đòi hỏi về kỹ nǎng mới và những hình thức tổ chức công việc mới, phải chú trọng vào việc phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, là xu hướng mà nhiều quốc gia khác đang theo đuổi. Đây cũng là một thực tế phản ánh nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp ngày càng lớn do việc gia tǎng sự ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất; Khi qui mô các trường ĐH không thể tǎng quá lớn; Số HS ở tuổi 17 hoặc 18 không vào được ĐH, CĐ lại không được chuẩn bị nghề nên càng làm gia tǎng tỷ lệ thất nghiệp và gây ra những khó khǎn cho xã hội.

Vậy làm thế nào để sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, các HS này đầu đơn thi vào các trường THCN hoặc trường nghề, thiết nghĩ ngoài việc tính đến nhu cầu của thị trường lao động tương lai cần phải có chính sách phát triển kinh tế, xã hội tạo ra môi trường tốt để thu hút lao động. Đồng thời với đó là việc tạo dựng một nếp nghĩ trong xã hội rằng ĐH không chỉ là con đường duy nhất để vào đời, vào học THCN&DN nếu muốn cũng có thể học lên CĐ, ĐH khi có nhu cầu và khả nǎng. Nếu làm được như vậy chắc chắn vừa thực hiện tích cực việc phân luồng cho bậc học phổ thông lại vừa tiết kiệm rất lớn cho ngân sách quốc gia và cho người đi học. Lời giải cho bài toán đó chính là mô hình đào tạo liên thông cho phép người học được học lên những bậc học cao hơn và miễn trừ việc học lại những kiến thức và kỹ nǎng thu nhận được ở các bậc học dưới - đây là xu hướng mà nhiều quốc gia khác đã và đang thực hiện.

(Theo GDTĐ )
  


Các tin khác
 “Trượt đại học không có nghĩa là thất học, phải không?”  (21/08/03)
 Sinh viên học... làm thợ  (15/07/03)
 Dạy nghề gì?  (18/06/03)
 Cần định hướng rõ mô hình trường THPT-Kỹ thuật  (13/06/03)
 Nghiên cứu khoa học ở đại học: Những vấn đề cấp bách  (13/06/03)
 Học đại học - Sự lựa chọn tối ưu nhất?  (01/04/03)
 Trắc nghiệm định hướng nghề nghệp  (10/03/03)
 2003, bạn hãy chuẩn bị thích nghi làm việc theo dự án  (10/01/03)
 Liên thông trong hướng nghiệp, dạy nghề  (30/12/02)
 Ngành công nghệ thông tin dưới góc độ hướng nghiệp  (23/12/02)
1 2
Sản phẩm được hợp tác giữa VASC & TMC, liên hệ: e-School Webmaster.
99 Trieu Viet Vuong - 59 Thai Ha, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636