Phương án 1: Các thí sinh sẽ có hai nguyện vọng (NV) xét tuyển, gồm 1 NV cứng (NV ghi thí sinh) và 1 NV mềm (NV xét tuyển vào những trường có chỉ tiêu xét tuyển của thí sinh có điểm cao hơn điểm sàn nhưng trượt NV1). Nhiều chuyên gia tuyển sinh đã đánh giá, phương án này có lợi là các trường xét tuyển nhanh, gọn, trường nào xét tuyển trường nấy, không phải chờ đợi dữ liệu của nhau. Tuy nhiên, cũng sẽ xảy ra trường hợp có những trường không lấy NV 2 nào qua xét tuyển bởi đều lấy thí sinh có điểm cao hơn điểm sàn và 100% là NV 1 (đúng quy định).
Phương án 2: Các thí sinh sẽ có 3 NV, gồm 1 cứng 2 mềm. Có nghĩa là sau khi không trúng NV 1, trượt cả NV 2, thí sinh được phép nộp hồ sơ xét tuyển lần 3 vào những trường còn chỉ tiêu. Ðiều này có nghĩa là các trường sẽ phải phát cho thí sinh 2 tờ kết quả đóng dấu đỏ để thí sinh xét tuyển.
Phương án 3: 2 cứng, 1 mềm. Trong hồ sơ đăng ký dự thi, thí sinh sẽ ghi tới 2 NV cứng (2 NV này có giá trị ngang nhau, điểm chênh lệch giữa 2 NV khi xét tuyển sẽ được bãi bỏ). Phương án này có nhược điểm là sẽ xảy ra trường hợp gọi đủ chỉ tiêu nhưng thí sinh không đến đủ do nhiều em đã trúng tuyển và nhập học ở trường khác, từ đó dẫn đến các trường thiếu chỉ tiêu và bắt buộc phải hạ điểm.
Tại cuộc họp, các đại biểu cũng đã thảo luận về việc giữ nguyên hay không giữ nguyên 2 đợt thi như năm 2002. Hiện Bộ GD-ÐT vẫn đang tiếp tục xem xét để thống nhất phương án xét tuyển cũng như các đợt thi trước tháng 3-2003
Theo NLĐ
|