Hiện nay cả nước có hàng chục trường ĐH, CĐ, THCN với hàng trăm khoa đào tạo CNTT với các tên gọi khác nhau như Công nghệ thông tin, Tin học quản lý, Đồ họa vi tính, Tin học kế toán, Điện tử tin học... Ngoài ra còn có nhiều trung tâm cũng mở lớp đào tạo CNTT, đây là cơ hội nhưng cũng là thử thách rất lớn cho những học sinh khi lựa chọn hệ đào tạo, bậc học cho phù hợp với nǎng lực và học lực của mình.
Trong khối A (thi toán, lý, hóa) thì CNTT có đầu vào cao nhất. Như vậy để vào được CNTT của các trường này phải có học lực loại giỏi, đặc biệt là môn toán. Với những HS chǎm học, đã từng được xếp loại khá giỏi nhưng bị mất đi khả nǎng độc lập suy nghĩ do phương pháp học ở phổ thông không khoa học thì sẽ gặp trở ngại, nếu không có nghị lực thì khó có thể vượt qua được.
Các số liệu thống kê của ĐH Cần Thơ cho thấy phần lớn những SV ngành này phải bỏ học hay bị đuổi học vì lý do kết quả học tập phần lớn tập trung ở những khoa như CNTT, điện tử.
Thi đậu vào CNTT đã khó, theo học được CNTT sau này ra trường có được việc làm đúng với bằng cấp và chuyên môn đã đào tạo lại càng khó hơn.
Vậy CNTT đòi hỏi những nǎng lực tâm lý, những phẩm chất gì và mức độ ra sao?
Về nǎng lực cá nhân, thứ nhất, người học phải có sự tập trung chú ý cao khi lao động trí óc, trước hết là khả nǎng ngồi học hay làm việc với máy vi tính lâu dài mà ít mệt mỏi, ít sai sót.
Thứ hai, người học phải có khả nǎng tư duy logic tốt nghĩa là từ những giả thiết ban đầu cho ra những ý tưởng đúng đắn, chính xác và chặt chẽ, khả nǎng này cũng tương thích với khả nǎng toán học.
Thứ ba, người học phải có trí nhớ tốt bao gồm trí nhớ ngắn hạn, khả nǎng tái hiện trí nhớ và phải có phương pháp ghi nhớ khoa học.
Thứ tư, người học phải có trí sáng tạo và tưởng tượng phong phú để hiểu và hình dung ra được những đối tượng mà mình nghiên cứu thường là những khái niệm trừu tượng, những lưu đồ biểu diễn những tổ hợp lệnh cực kỳ phức tạp với nhiều khả nǎng logic xảy ra.
Thứ nǎm, người học phải có khả nǎng và thói quen nghiên cứu khoa học đọc sách báo, tài liệu trong nước và ngoài nước để giải quyết những khó khǎn phát sinh trong công việc.
Về tính cách, người học phải có lòng say mê, đức tính kiên nhẫn, ham học hỏi, có quan hệ giao tiếp và ứng xử tốt với đồng nghiệp.
CNTT đòi hỏi rất cao về nǎng lực và tâm tính bởi lẽ sản phẩm của nó có hàm lượng chất xám rất cao. Ngoài những đặc điểm của các sản phẩm công nghệ truyền thống nó còn có những đặc điểm khác là từ một sản phẩm có thể nhân bản, sử dụng cùng một lúc nhiều nơi trên thế giới, không bị hao mòn và hư hỏng trong quá trình sử dụng, nó chỉ trở nên lạc hậu và được thay thế bởi một phiên bản khác cao cấp hơn.
Khi vận hành các máy móc thông thường, ta có thể sử dụng các giác quan của mình để tri giác, còn trong CNTT con người không thể tri giác trực tiếp mà phải dùng đến trí tưởng tượng kết hợp với khả nǎng tư duy logic để phán đoán và xử lý trong khi vận hành.
Một số sinh viên CNTT đang học hay đã ra trường đến phòng trắc nghiệm hướng nghiệp để tìm hiểu nǎng lực cá nhân. Kết quả trắc nghiệm cho thấy phần lớn các em đã chọn nghề chưa phù hợp với nǎng lực và tính cách của mình.
Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, những giải pháp có thể lựa chọn: trước hết phải xem xét lại phương pháp, thời gian học tập đã đáp ứng với yêu cầu của môn học hay chưa, đối chiếu với các sinh viên khá giỏi trong lớp để khắc phục hậu quả.
Với những SV sắp ra trường, nên chọn cho mình một chuyên ngành hẹp phù hợp với nǎng lực sở thích, tập trung thời gian, công sức đầu tư cho chuyên ngành đó, không nên dàn trải đều hậu quả là cái gì cũng biết nhưng biết không đến nơi đến chốn và sau khi ra trường sẽ không có được một nghề theo đúng nghĩa của nó.
Với những sinh viên quá yếu, thì nên chuyển bậc đào tạo cho phù hợp hay chuyển sang một ngành khoa học kỹ thuật khác có sử dụng trực tiếp CNTT để khỏi lãng phí thời gian và công sức đã học.
Hiện nay, có một số học sinh yêu thích CNTT, có điều kiện kinh tế đã đǎng ký và đóng tiền theo học các khóa CNTT do các trung tâm hay các doanh nghiệp tư nhân mở, học phí rất cao, các em hy vọng sẽ có một nghề theo như nội dung quảng cáo. Các em đã nhầm lẫn: học phí cao góp phần cho các em môi trường học tập tốt, nó không thể khắc phục được sự yếu kém về học lực và nǎng lực cá nhân như đã trình bày ở trên.
Khi chọn trường, chọn nghề, các em cần chú ý ba nội dung quan trọng là trình độ học vấn để thi đậu, nǎng lực và tính cách để có thể theo học và sau này ra trường có được một việc làm ổn định đúng với bằng cấp và chuyên môn đào tạo. Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, em có thể chọn vào một trong ba bậc đào tạo: ĐH, CĐ hay TNCN.
Theo Giáo dục và thời đại
|