NĂM 2003 PHỔ CẬP INTERNET BẬC HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

 Năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục – Đào tạo đưa Internet vào bậc trung học phổ thông. Phóng viên Báo Khuyến học & Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn Thông Việt Nam Đỗ Trung Tá về vấn đề này.

 PV: Thưa Bộ trưởng năm 2003 Bộ Bưu chính - Viễn thông Việt Nam phối hợp với Bộ GD – ĐT thực hiện phổ cập Internet vào THPT?

Ông ĐTT: Năm 2003 là năm đột phá về Internet nên phải lấy giáo dục làm nơi xuất phát vì việc học hành là quan trọng nhất của việc tạo nguồn nhân lực cho tương lai. Chúng ta không thể tính số lượng người sử dụng Internet nhiều hay ít mà phải tính đến hiệu quả sử dụng Internet. Nếu muốn sử dụng hiệu quả thì phải qua đào tạo, phổ cập kiến thức. Ngay từ bây giờ, phải đẩy từ giáo dục đẩy ra. Vì vậy mục tiêu phấn đấu của Bộ Bưu chính - Viễn thông trong năm 2003 sẽ phổ cập Internet ở hơn 1000 trường THPT trong cả nước. Có như thế thì mới nói đến đưa Internet vào THCS và Tiểu học trong những năm tiếp theo.

PV: Thưa ông, cái khó để thực hiện mục tiêu phổ cập Internet THPT là gì?

Ông ĐTT: Cái khó của mục tiêu này là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải có chương trình, có kinh phí, có con người thực hiện và phải có cơ chế sử dụng phòng Internet. Bởi mỗi phòng Internet giống như một bưu cục, phải có người biết sử dụng, bảo hành, sửa chữa. Còn kế hoạch thực hiện của Bộ Bưu chính - Viễn thông là tính toán bàn với các Doanh nghiệp hạ chi phí thấp cho lắp đặt, bảo dưỡng, vận hành. Tất nhiên, cũng phải bảo đảm cho Doanh nghiệp ít nhất phải đủ chi phí hoạt động. Hiện giá Internet trong nước của ta rất thấp so với thế giới, nhưng đối với bình quân giá trong khu vực thì bằng. Tuy nhiên do mức sống của ta thấp nên tỷ lệ giá bình quân hiện nay theo thu nhập của người Việt Nam lại là cao. Phó Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo quý 1 – 2003 giá thành Internet phải bằng hoặc thấp hơn khu vực. Trước mắt trong tháng 12 này sẽ giảm một đợt, tháng 2 sang năm, lại tiếp tục giảm đợt nữa. Tôi cho rằng 2 Bộ phải có bàn bạc hợp tác và đề nghị chính phủ hỗ trợ cả về cơ sở vật chất và cơ chế nhất là cơ sở hạ tầng cho khu vực đào tạo và nghiên cứu, sử dụng thường xuyên và đặc biệt là có chế độ riêng về cước phí trong nhà trường.

PV: Thưa ông khi đưa Internet vào đại trà như vậy, thì một vấn đề quan trọng đặt ra đối với đối tượng trẻ - học sinh là chuyện quản lý ngăn chặn không để các yếu tố xấu, độc hại xâm nhập vào học đường…, vậy Bộ có biện pháp gì?

Ông ĐTT: Hiện nay chúng ta cũng không thể tin được vào giải pháp kỹ thuật. Kỹ thuật có những bức tường lửa. Nhưng quan trọng nhất là nhận thức của người cung cấp dịch vụ này. Các đại lý phải tuân thủ pháp luật. Trước mắt, theo tôi, để đảm bảo quản lý Internet, tránh tiêu cực thì những trang web đưa lên phải hấp dẫn người đọc, giáo dục nhận thức, tạo sự hiểu biết cho người đọc. Nhưng đồng thời nếu biết gạt bỏ những gì xa lạ trái với đạo đức của dân tộc ta … Về kỹ thuật chúng ta có thể giải quyết được điều đó bởi thực tế chúng ta đang có một trình độ công nghệ ở mức cao. Ngoài mục tiêu nâng cao trình độ chất lượng đào tạo thì đột phá Internet còn để xác định phát triển các lĩnh vực khác. Các dịch vụ Internet phải được phục vụ các lĩnh vực thiết yếu như kinh tế, học tập, sức khoẻ …là nền tảng cho thương mại điện tử và để mọi người biết tận dụng lợi ích từ Internet để giác ngộ nhân dân giáo dục. Tất cả những cái đó nó thuộc con người.

Theo báo: “Khuyến học & Dân trí ”


Các tin khác
 NĂM 2003 PHỔ CẬP INTERNET BẬC HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG  (20/12/02)
 Hà Nội thực hiện miễn tất cả các khoản thu ngoài học phí cho học sinh nghèo  (16/12/02)
 Học sinh bổ túc THCS phải học bảy môn bắt buộc  (12/12/02)
 Chính quy hóa sinh viên Đại học Châu Á  (12/12/02)
 Hai ĐH Quốc gia sẽ thi trắc nghiệm ngay từ 2003  (10/12/02)
 Năm 2003, tuyển mới 180.000 chỉ tiêu ĐH, CĐ  (05/12/02)
 TP HCM: Học kỳ I bậc trung học sẽ kiểm tra trắc nghiệm  (04/12/02)
 Tốt nghiệp phổ thông 2003: Sẽ thi trắc nghiệm môn ngoại ngữ  (03/12/02)
 Nhiều trường phản đối tuyển sinh 2003 bằng trắc nghiệm  (07/11/02)
 25 câu hỏi thăm dò ý kiến về cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ 2003 của Bộ GD-ĐT  (29/10/02)
 Nhiều trường ĐH phía Bắc không muốn tuyển sinh 2003 bằng trắc nghiệm  (28/10/02)
 Nên tuyển sinh ĐH, CĐ bằng thi trắc nghiệm từ 2003  (23/10/02)
 Tuyển sinh 2003: Ba nguyện vọng, hai đợt, năm cụm thi  (09/10/02)
 Chất lượng bài thi ĐH quá kém  (08/10/02)
 Kết thúc mùa tuyển sinh ĐH, CĐ 2002  (08/10/02)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ...
Sản phẩm được hợp tác giữa VASC & TMC, liên hệ: e-School Webmaster.
99 Trieu Viet Vuong - 18 Nguyễn Chí Thanh, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636