Chị mách nhỏ với các em những mẹo vặt, để các em có thể tự vận dụng trong cuộc sống của mình nhé!

 Sách bị gián cắn

Sữa để lâu bị đóng váng

Tạo giấc ngủ ngon

Lỡ nuốt vật lạ thì sao?

Nước cà phê giây ra vải

An toàn nguyên liệu thực phẩm

Vệ sinh khi chế biến

Cấp cứu khi ngộ độc

 

Sách bị gián cắn

Nếu sách bị gián cắn, các em có thể lấy dầu nhựa thông bôi một lớp ở phía trong tủ. Mùi dầu thông hắc sẽ làm cho gián sợ không dám cắn sách vở.

Nếu như các em không có dầu nhựa thông, chúng mình có thể làm mồi độc để diệt gián như sau: Chuẩn bị 3 loại “nguyên liệu” là bột gạo (hoặc bột mì), đường trắng, hàn the (hoặc thạch cao, bột phấn); lấy lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, trộn thật đều, rắc vào những nơi gián thường qua lại hay ẩn nấp.

Tập tính của loài gián là hay gặm nhấm các loại bột, đường, và vì thế ăn luôn cả hàn the, thạch cao. Trong ruột gián có loại vi khuẩn Blattobacterium, phân huỷ các thức ăn giúp vào việc tiêu hoá. Hàn the, thạch cao diệt vi khuẩn này; làm gián chết.

                                 Quay lên

Sữa để lâu bị đóng váng

  Sữa để lâu thường bị đóng váng là vì có chất acide lactique. Muốn trừ bỏ, thì các em chỉ cần cho vào một chút Bicarborate de soude (thường gọi là thuốc tiêu) bán tại các hiệu thuốc tây.

  Bicarborate de soude sẽ làm tan hết váng và khiến dạ dày tiêu hoá được dễ dàng hơn

                                 Quay lên

Tạo giấc ngủ ngon

  Muốn có một giấc ngủ ngon không trằn trọc, suy nghĩ, không lo âu nghĩ ngợi, vì tất cả những nguyên nhân đó sẽ làm cho các em mệt mỏi thể xác, mất tinh thần cho đôi mắt và da mặt xấu xí…hơn thế đối với những em đi thi thì đầu óc không đủ minh mẫn, tỉnh táo để làm bài. Muốn vậy các em khó ngủ nên biết:

-  Cửa sổ nên mở rộng để không khí trong phòng được thoáng, nên nhớ phải kê giường sao cho tránh luồng gió thổi thẳng vào giường.

-Không đắp kín mền che kín mặt.

-Không để hoa hay gia súc trong phòng ngủ.

-  Những em đã khó ngủ nên tránh để đồng hồ báo thức.

-  Giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, tuyệt đối không có mùi gì lạ.

-  Riêng các em có vóc dáng to lớn khoẻ mạnh nên nằm riêng phòng hoặc ít nhất cũng ngủ riêng giường.

-  Không nên thức khuya quá rất có hại. Tập ngủ sớm. Đọc sách báo trước khi ngủ không hại, hoặc có thể tắm nước nóng, uống ly sữa…và có người tập thói quen đi ngủ sớm bằng cách…cứ đến giờ đó là vào giường nằm chỗ thoáng khí, để đèn mờ hoặc tắt đèn hết, cứ nhắm mắt và đếm từ 1 đến 100 rồi từ 100 ngược lại…giấc ngủ sẽ đến.

Cũng có người trước khi đi ngủ, làm vài động tác thể dục cho máu lưu thông đều.

                                  Quay lên

Lỡ nuốt phải vật lạ, phải làm sao?

          Nếu chẳng may các em hay bạn bè người thân của các em có chẳng may nuốt phải hột mận, hột xí muội hay nút áo, nút quần, v.v…Thì các em cũng đừng nên vội lo sợ, vì các loại này thường đi tuốt qua ống tiêu hoá.

          Cứ ăn bánh, ăn cơm như thường để giúp vật lạ đó đi thông. Cần phải xem phân để tìm ra vật nuốt. Nếu là kim tây, kim băng thì những loại này thường mắc ở một chỗ, cần phải đi bác sĩ ngay. Các em đừng nên uống thuốc linh tinh nhé.

                                  Quay lên

Nước cà phê giây vào vải

Nếu như các em vô ý để nước cà phê giây vào vải hay lụa, giặt bằng xà bông vẫn không hết thì các em có thể lấy rượu trắng đổ vào một chén nước nóng, cho thêm một lòng đỏ trứng gà vào, đoạn đánh cho đều. Sau đó ngâm chỗ ố vào, chừng 10 phút là đủ. Ngâm xong đem xát thật mạnh, vết bẩn sẽ mất.

                                  Quay lên

Có những lời khuyên về An toàn nguyên liệu thực phẩm các em cũng nên để ý.

- Không để thực phẩm trong tủ lạnh quá vài ngày. Không tồn trữ trong tủ lạnh rau, củ, quả đã thái hoặc bóc vỏ

- Sản phẩm đông lạnh mua về, nếu đã để rã đông thì cần dùng hết trong ngày và không bao giờ được làm đông lạnh lại trong ngăn đá để dùng vào những ngày sau.

- Khoai tây phải luôn để nơi tối. Gọt sạch vỏ và mầm vì chứa độc tố.

- Các loại trái cây đều nên gọt vỏ trước khi ăn (có thể chứa nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu và các chất độc trong môi trường).

- Loại bỏ tất cả thực phẩm bị mốc.

                                 Quay lên 

Vệ sinh khi chế biến

- Rửa tay kỹ khi tiếp xúc với thực phẩm

- Giữ sạch nơi nấu nướng (thùng đựng rác có nắp, cống rãnh thoát nước tốt, nồi niêu, bát đĩa sạch).

- Nấu thức ăn chín kỹ (cả bên ngoài và bên trong ở nhiệt độ không dưới 100 độ C). Ăn ngay khi mới nấu xong.

- Không giữ thức ăn chín quá 4 giờ. Nếu để lại phải đun thật sôi từ 5 đến 10 phút trước khi ăn.

- Không để lẫn thức ăn sống và chín, kể cả dụng cụ nấu, thìa, đũa.

                                  Quay lên

Cấp cứu khi ngộ độc

- Gây nôn để loại trừ chất độc, nếu bữa ăn gây ngộ độc chưa quá 4 giờ và người bệnh còn tỉnh. Nếu không sẵn thuốc gây nôn, có thể lấy thìa đè vào nền lưỡi hoặc hầu sau khi để bệnh nhân ngậm một ít nước (nước muối càng tốt).

- Không được gây nôn khi bệnh nhân uống nhầm xăng hoặc dầu nhớt; bệnh nhân hôn mê, lơ mơ, co giật.

- Không cho uống nước nếu bệnh nhân không tiêu chảy, không khát nước (vì nước có thể làm chất độc bị hấp thụ nhanh hơn).

- Ngược lại nếu bệnh nhân bị tiêu chảy nhiều, khát và môi khô lại cần cho uống nhiều nước.

- Không cho uống sữa vì vô ích và có hại (vì nhiều chất độc tan được trong chất béo của sữa).

- Tốt hơn hết, đưa đi cấp cứu, nơi có phương tiện trung hoà chất độc (qua truyền dịch và thuốc chống độc).

                                 Quay lên

                                                                                       Chị Thu Hiền

                                                            
Thi vào sân khấu điện ảnh, dễ hay khó?
Kinh nghiệm cho thí sinh và phụ huynh cho kỳ thi tuyển sinh năm nay
Đăng ký thi Đại học
Bí quyết đi thi Đại học
5 điều nên cẩn thận trong mùa thi
Những cách thư giãn chống mệt mỏi trong học tập
10 bí quyết bảo vệ đôi mắt
Những mẹo vặt
Kinh nghiệm chọn ngành dự thi
Kinh nghiệm học ngoại ngữ
 

Copyright 2002 by VASC, All rights reserved. Contact us: e-School Webmaster
99 Trieu Viet Vuong, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636