Thi vào sân khấu điện ảnh, dễ hay khó?

        Chị biết có rất nhiều em mơ ước vào được trường ĐH Điện ảnh, nhiều em có một niềm đam mê, ham thích và có tài năng với môn nghệ thuật thứ 7 này nhưng nhìn chung các em vẫn còn có những băn khoăn, tự hỏi không hiểu thi vào đó cần phải có những điều kiện gì và phải làm những gì để có thể thi đỗ? Dưới đây chị sẽ tiết lộ một vài thông tin về các môn thi điện ảnh, hi vọng giúp các em chọn lựa cho mình nghành học phù hợp với khả năng của các em.

1.     Thi vào chuyên ngành biên kịch, đạo diễn, lý luận và quay phim.

Điều kiện: Các em phải có điểm tổng kết môn văn cuối cấp là 6.5 trở lên đối với 3 chuyên ngành (biên kịch, đạo diễn, lý luận). Còn chuyên ngành quay phim 5.5 trở lên.

Môn thi: Ngoài hai môn thi bắt buộc là môn hiểu biết xã hội và môn văn học, các em còn phải thi 3 môn sau: Môn phân tích phim, môn sáng tác và môn xếp ảnh liên hoàn (vấn đáp).

Môn thi phân tích phim: Ví dụ ban giám khảo đưa ra một bộ phim nào đó , đòi hỏi các em phải đánh giá về tạo hình, trường đoạn nào đạt hiệu quả hình ảnh nhất trong phim...

Môn thi sáng tác theo tình huống: Với các tình huống chi tiết như một bông hoa, cái điếu cầy, chiếc nại vỡ... hay một dòng sông, chiếc đèn, bộ quần áo..thì trong vòng 360 phút các em phải hoàn thành một tác phẩm có đầu, có cuối mang nội dung xã hội hẳn hoi.

Môn thi xếp ảnh liên hoàn: Trước hàng ngàn, hàng vạn tạp chí ảnh Việt Nam và Thế giới, các em được chọn bất kỳ tấm ảnh nào theo ý mình trong giới hạn từ 5 đến 7 ảnh và xếp thành một câu chuyện lô gích, hoàn chỉnh cả về nội dung, có giao đãi, thắt nút, cao trào, mở nút. Sau đó ban giám khảo gồm ba người sẽ hỏi các em về từng bức ảnh như: ảnh này có ý gì..? Tại sao lại xếp nó vào đầu..? Hoặc thầy giám khảo sẽ đảo lộn các bức ảnh xem thí sinh có giữ được ý kiến của mình không ? Nếu yếu “bóng vía” gật đầu lia lịa, không xác định được đúng sai là đi “tong” đấy, nên các em phải cẩn thận.

2.     2. Thi làm diễn viên điện ảnh.

Điều kiện: Nữ phải cao từ 1,55 trở lên. Nam từ 1,65 trở lên.

Môn thi: Gồm 3 vòng. Vòng 1: Các em phải chuẩn bị trước một bài hát, một bài thơ hay một đoạn văn xuôi, sau đó các em phải trình bày bài hát hay bài thơ đó. Nếu giọng các em là giọng khàn thì chị khuyên không nên thi ngành này, vì các em sẽ bị loại ra ngay ở vòng đầu. Đến vòng 2: Các em được phép ra đề, được chuẩn bị sẵn một tiểu phẩm nào đó. Vòng 3 là vòng ban giám khảo sẽ thử phản xạ của các em trong khi diễn tiểu phẩm bằng cách hô như:..sâu dóm..ong..cháy..vv.., trong khi đó Camera sẽ quay hình, xem các em có “ăn hình” hay không?

3.   3. Thi làm hoạ sĩ (thiết kế sân khấu, điện ảnh, hoạt hình).

Điều kiện: Cần phải có năng khiếu vẽ.

Môn thi: Đề thi có thể là một câu chuyện cổ tích, cũng có thể là một nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học nào đó... tuỳ theo năng khiếu tưởng tượng của các em, sau 8 tiếng liên tục, cơm nước tại chỗ, các em phải cho ra một tác phẩm đồ họa, hoặc tĩnh vật hoàn chỉnh.

4.    4. Thi làm diễn viên chèo, cải lương (kịch hát dân tộc).

Điều kiện: Cần phải có chất giọng trong trẻo và sự dẻo dai của cơ thể.

Môn thi: Trước hết các em phải biểu diễn động tác múa theo yêu cầu, sau đó diễn tiểu phẩm không quá hai nhân vật và trả lời vấn đáp. Cuối cùng là hát theo yêu cầu của ban giám khảo.

Chị Thu Hiền

                                                            
Thi vào sân khấu điện ảnh, dễ hay khó?
Kinh nghiệm cho thí sinh và phụ huynh cho kỳ thi tuyển sinh năm nay
Đăng ký thi Đại học
Bí quyết đi thi Đại học
5 điều nên cẩn thận trong mùa thi
Những cách thư giãn chống mệt mỏi trong học tập
10 bí quyết bảo vệ đôi mắt
Những mẹo vặt
Kinh nghiệm chọn ngành dự thi
Kinh nghiệm học ngoại ngữ
 

Copyright 2002 by VASC, All rights reserved. Contact us: e-School Webmaster
99 Trieu Viet Vuong, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636