Học thi Môn toán (khối D): 60 – 70% kiến thức lớp 12

Đề thi toán khối D thường có khoảng 60 – 70% kiến thức lớp 12, 30 –40% còn lại rải rác trong chường trình lớp 10 và 11. Vì vậy thí sinh vẫn phải ôn tập kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa cả ba năm THPT, đặc biệt là những định lý, định nghĩa, dạng bài tập cơ bản của sách giáo khoa

 Các câu hỏi, bài tập trong đề toán khối D là những dạng cơ bản, kiểm tra kiến thức phổ thông là chính, thường không đòi hỏi thí sinh phải học nâng cao nhiều. Do đó để được điểm cao, thí sinh lưu ý nhất là kĩ năng trình bày. Khi làm bài, kể cả đại số và hình học, các em phải làm theo đúng trình tự, không được làm tắt, không bớt cả những bước phụ, đây là cách giành điểm trọn vẹn hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với phần hình học không gian, các em cần phải trình bày thật sáng sủa, ràng mạch, trình bày theo từng bước phù hợp với cách cho điểm của đáp án.

Nhiều em lại mắc lỗi: áp dụng các dạng bài quá máy móc, hoặc do thuộc “vẹt” nên thường đưa ra những kết luận khái quát nhất hoặc chỉ nói được một chiều, không chính xác đối với trường hợp cụ thể yêu cầu trong đề bài. Thiếu sót thường xảy ra do thí sinh không nắm vững lí thuyết, không vận dụng được một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt. Hay nói cách khác là khi học, các em đã không nắm được kiến thức cơ bản. Nhiều em đã rơi vào tình trạnh thấy đầu bài dễ lao vào làm ngay, trước khi làm bài không đọc đề nghiêm túc nên khi làm bị lạc đề, trượt sang ý khác so với yêu cầu của đề mặc dù câu hỏi rất đơn giản. Ví dụ như trường hợp khi giải một phương trình bậc 2, đáng lẽ ra nghiệm x1 = V2 phải để nguyên nhưng lại tính và viết ra x1 = 1,41 (nhầm lẫn giữa yêu cầu nghiệm chính xác và nghiệm gần đúng), thành ra kết quả không đúng và không được cho điểm.

Khi ôn tập, các em nên lưu ý ba điểm sau: Một là học tốt lí thuyết, đối với mức độ yêu cầu của đề toán khối D, lí thuyết là chìa khoá cơ bản để làm bài. Các em ghi nhớ những định lí, định nghĩa, dạng công thức, bài toán quan trọng một cách chính xác chứ không được nhớ mang máng dẫn đến lúc làm bài vận dụng không chính xác. Thứ hai, trong quá trình ôn, cần tổng kết các dạng bài cơ bản trong sách giáo khoa, khi gặp một bài toán trong đề thi cần xác định để đưa về một dạng bài nào đó, từ đó có cách giải quyết cho phù hợp. Thứ ba, khi ôn tập toán, thí sinh không nên học theo kiểu đọc sách, kể cả đối với những ví dụ minh hoạ, những bài giải mẫu. Đối với bất cứ bài toán nào dù dễ hay khó, nên ôn theo kiểu đặt bút tự làm bài để nhớ lâu.

(Theo báo Tuổi trẻ TP HCM )


Các tin khác
 Môn hóa (khối A): phải làm nhiều bài tập  (18/03/03)
 Môn văn (khối D): Cần học và nhớ chi tiết  (18/03/03)
 Môn toán (khối B): học những kiến thức cơ bản  (18/03/03)
 Học thi Môn toán (khối D): 60 – 70% kiến thức lớp 12  (18/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? ( Phần IV)  (11/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? ( Phần III)  (10/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? ( TT phần II)  (05/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ? (Phần I)  (04/03/03)
 HỌC THI VỚI NỘI DUNG GÌ?  (03/03/03)
 Cần biết mình đứng ở điểm nào?  (13/02/03)
1 2
Sản phẩm được hợp tác giữa VASC & TMC, liên hệ: e-School Webmaster.
99 Trieu Viet Vuong - 18 Nguyễn Chí Thanh, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636