|
Tuyển sinh ĐH, CĐ 2002: Không đạt mục tiêu tiết kiệm
|
Để ứng phó với việc cải tiến tuyển sinh, đa số thí sinh đã đăng ký dự thi (ĐKDT) nhiều trường, cả hai khối thi; có học sinh nộp 10 bộ hồ sơ (ở nhiều khối thi) để đến phút cuối, chỉ thi 1 lần mỗi khối. Việc tăng chi phí cho hồ sơ, tuy không khó đối với mỗi gia đình, nhưng gây nhiễu về mặt tài chính cho nhiều trường và tạo tâm lý không lành mạnh cho xã hội.
Vì hàng triệu bộ hồ sơ đã nộp nhưng không được dùng đến, các thí sinh trên toàn quốc đã lãng phí cả vài chục tỷ đồng. Đấy là chưa kể đến sự vất vả của các em và các cán bộ làm công tác thu nhận hồ sơ; dẫn đến tình trạng phức tạp và chậm trễ trong khâu này. Việc mỗi thí sinh nộp cùng lúc nhiều bộ hồ sơ còn dẫn đến tình trạng 'sốt ảo' số thí sinh ĐKDT; các trường buộc phải chi một số tiền không nhỏ cho việc huy động phòng thi, bố trí cán bộ làm công tác giám thị và các công tác liên quan đến đề thi, trong khi số thí sinh dự thi trên thực tế có thể rất ít.
Vì trào lưu nộp cùng lúc nhiều bộ hồ sơ ĐKDT, nhiều thí sinh không chú tâm chọn nghề nghiệp theo khả năng và nguyện vọng mà chỉ bằng mọi giá tìm cách chen chân vào ĐH chính quy (dù là trường nào, chỉ cần dễ đậu). Thực trạng lựa chọn nghề kiểu này của hàng triệu thí sinh khiến công tác phân luồng học sinh về hệ trung học chuyên nghiệp tiếp tục thất bại; tình trạng 'thừa thầy, thiếu thợ' tiếp tục không được khắc phục.
Giải pháp tiết kiệm chi phí làm hồ sơ ĐKDT
1. Yêu cầu thí sinh ĐKDT chỉ 1 trường/khối thi. Các thí sinh trót nộp nhiều bộ hồ sơ phải làm thủ tục rút hồ sơ đã đăng ký dự phòng; trường hợp cố tình vi phạm, sẽ không được công nhận kết quả thi.
2. Buộc các thí sinh đã ĐKDT cả hai khối xác định rõ từng NV để những trường hợp này không thể đăng ký một lúc 6 nguyện vọng. Có thể hoàn thành công việc này vào giữa tháng 5, vừa đủ thời gian để điều chỉnh và lên danh sách dự thi mới.
3. Thống nhất danh sách thí sinh ĐKDT chung của tất cả các trường vào một máy tính chủ để phát hiện và xử lý kịp thời những thí sinh 'bắt cá nhiều tay' (làm nhiều bộ hồ sơ cho một khối thi) bằng các biện pháp mạnh: truất quyền dự thi, hủy kết quả thi (nếu đã 'lọt lưới').
Theo TBKTVN Các tin tức khác
-
Hôm nay, 1,27 triệu học sinh thi tốt nghiệp THCS
-
Điều kiện chấm phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT
-
Điện thoại nóng dành cho học sinh luyện thi ĐH
-
Vụ thi hộ vào ĐH ngoại ngữ: phát hiện thêm 48 trường hợp vi phạm
-
TP.HCM: Khởi động mùa… ''chạy trường''
-
Tuyển sinh THCN 2002: Lượng tăng, chất có tăng?
-
Các hội đồng tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn lúng túng với bài toán CNTT
-
TP.HCM: ''Căng thẳng'' chỗ trọ mùa thi
-
Được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT nếu điểm thi thấp hơn điểm trung bình cả năm 2 điểm
-
Sao in đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ: Trách nhiệm ''đá đè''
Xem tiếp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9
|