Tobicom & pho-L
  | Trang chủ | Lớp học trực tuyến | Thư viện kiến thức | Tư vấn hướng nghiệp | Câu lạc bộ | Chuyên gia tư vấn |
Giới thiệu dịch vụ
Thông tin cần biết
Thông tin trường học
Cùng góp ý
Hướng dẫn sử dụng
Hỗ trợ trực tuyến
Danh sách đại lý Educard
   
   
   
   
   
   
   

Phân luồng có tăng số học sinh học nghề?

Bộ GDĐT đặt mục tiêu đến năm 2005 chỉ có 50% học sinh (HS) tốt nghiệp THCS vào THPT, còn lại phân luồng vào các mảng khác như trung học chuyên nghiệp (THCN) hoặc học nghề. Thế nhưng, trên thực tế, hiện số lượng HS tốt nghiệp THCS thi vào THCN hàng năm chỉ chiếm 10%. Ông Nguyễn Đại Thành, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đã có cuộc trao đối với báo chí xung quanh hiện tượng này.

- Học sinh học xong THPT rồi lại vào THCN, điều này có thể hiện sự bất hợp lý trong hệ thống giáo dục?

- Về chủ trương, Bộ GD-ĐT không mong muốn chuyện này bởi đó là con đường vòng. Nếu học xong THPT lại quay trở lại học tiếp THCN thì lãng phí thời gian: ít nhất 3 năm phổ thông, 2 năm THCN là 5 năm; nếu từ THCS lên chỉ học từ 2 đến 4 năm nữa, ít nhất là tiết kiệm được 1 năm.

- Ngoài tiết kiệm thời gian, phân luồng HS từ sau cấp THCS còn có những lợi ích gì?

- Hiện HS phải học tất cả các môn văn hoá như trong chương trình THPT. Trong cuộc sống, kiến thức gì cũng cần nhưng học để làm việc thì có một số kiến thức là không cần thiết. Nếu đầu vào là HS THCS, cách giải quyết của THCN là dạy những gì thật cần thiết cho nghề nghiệp, bớt thời gian, thời lượng với các môn khác. Người ta chỉ học theo kiểu tích hợp, học mang tính chất phân ban sâu.

- Nhiều trường THCN không tuyển được HS tốt nghiệp THCS vì các trường THPT dân lập mở tràn lan. Nhưng một số trường khác lại không thích lấy học sinh THCS bởi các em còn non, đào tạo mất công hơn HS tốt nghiệp THPT. Điều này có phải do chỉ đạo của Bộ không nhất quán?

- Hà Nội và một số thành phố lớn khác có 'lý sự' là mặt bằng dân trí cao, HS không chấp nhận rẽ ngang mà có nguyện vọng, có khả năng kinh tế tiếp tục đi học. Quả thực, số trường THPT dân lập quá đông có phần gây ra sự cạnh tranh thậm chí đến mức báo động, không chỉ các trường THCN vắng HS mà nhiều trường THPT dân lập phải ngừng hoạt động vì không có người học. Nhưng cũng chưa có chế tài và chưa thể hạn chế việc mở trường dân lập vì như thế là vi phạm Luật Doanh nghiệp. Còn nếu có trường không thích lấy HS THCS, họ cũng đúng vì đầu vào THCS vốn đã kém lắm rồi.
Sau khi vào cấp 3 không được, số còn lại không có khả năng học trường dân lập do điều kiện kinh tế, lại không muốn vào bổ túc thì mới chịu vào THCN. Bản thân HS đã không giỏi, các trường nếu nhận vào lại phải đầu tư thêm cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên dạy văn hoá cho các em. Số tiền đó nếu để đầu tư thêm về chuyên môn họ thích hơn. Vì những lý do trên mà trước đây mô hình này rất tốt nhưng hiện nay nó dần teo đi do cả nhà đào tạo lẫn người được đào tạo đều không mong muốn.

- Vậy thì để thu hút lại HS THCS, trong thời gian tới, chủ trương của Bộ như thế nào? Bộ có đặt chỉ tiêu tuyển sinh đối với HS THCS để đạt mục tiêu phân luồng không?

- Bộ vẫn muốn tiếp tục phát triển mô hình này bởi vì phân luồng là tốt. Chúng tôi không đặt chỉ tiêu bởi vì nhiều trường báo cáo nếu áp đặt họ sẽ bỏ chỉ tiêu. Các trường đề nghị, nếu ít quá sẽ xin Bộ dồn chỉ tiêu vào một trường khác hoặc cho chuyển đổi sang nghề khác. Còn nhiệm vụ của chúng tôi là làm thế nào để khuyến khích học sinh vào THCN. Một mặt vận động, mặt khác phải đồng thời thực hiện 2 biện pháp: Hạn chế HS vào THPT và bản thân các trường THCN phải cố gắng hơn về trường lớp, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, chương trình để HS có cơ hội phát triển. Phải định hướng cho HS vào THCN nhìn thấy con đường vươn lên, nhất là khi có cơ chế học liên thông.

Theo báo Lao Động

Các tin tức khác
  1. Hôm nay, 1,27 triệu học sinh thi tốt nghiệp THCS
  2. Điều kiện chấm phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT
  3. Điện thoại nóng dành cho học sinh luyện thi ĐH
  4. Vụ thi hộ vào ĐH ngoại ngữ: phát hiện thêm 48 trường hợp vi phạm
  5. TP.HCM: Khởi động mùa… ''chạy trường''
  6. Tuyển sinh THCN 2002: Lượng tăng, chất có tăng?
  7. Các hội đồng tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn lúng túng với bài toán CNTT
  8. TP.HCM: ''Căng thẳng'' chỗ trọ mùa thi
  9. Được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT nếu điểm thi thấp hơn điểm trung bình cả năm 2 điểm
  10. Sao in đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ: Trách nhiệm ''đá đè''

Xem tiếp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9


 Copyright 2002 by VASC, All rights reserved. Contact us: e-School Webmaster
 99 Trieu Viet Vuong, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636