Tobicom & pho-L
  | Trang chủ | Lớp học trực tuyến | Thư viện kiến thức | Tư vấn hướng nghiệp | Câu lạc bộ | Chuyên gia tư vấn |
Giới thiệu dịch vụ
Thông tin cần biết
Thông tin trường học
Cùng góp ý
Hướng dẫn sử dụng
Hỗ trợ trực tuyến
Danh sách đại lý Educard
   
   
   
   
   
   
   

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2002: "CNTT là phương tiện cứu cánh "

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2002: "CNTT là phương tiện cứu cánh "
Đó là phát biểu của Thứ trởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung về kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ lần đầu tiên ''chung đề, chung đợt, sử dụng chung kết quả thi để xét tuyển'' năm nay. Để những điều chỉnh này được triển khai hiệu quả nhất, Bộ tin học hoá tất cả các công đoạn của quy trình tuyển sinh; đặc biệt các khâu làm đề và xét tuyển các nguyện vọng.

Ra đề - In đề

Trước khi đến tay thí sinh, đề thi ĐH, CĐ trải qua 2 quy trình tin học hoá với một phần mềm mã hoá đề thi và một phần mềm giải mã đề thi. Sau khi nhận đề thi từ Ban ra đề, nhóm chuyên gia 5 người của Trung tâm Công nghệ Thông tin (TT CNTT) thuộc Bộ GD-ĐT sẽ tiến hành mã hoá bảo mật đề thi. Đề thi đã mã hoá sẽ đảm bảo toàn vẹn hình dạng, nội dung; không phụ thuộc vào phông chữ tiếng Việt; được ghi theo dạng file trên đĩa mềm rồi chuyển trực tiếp (không qua đường bưu điện) đến các điểm in đề . Tại đây, phần mềm giải mã đề thi sẽ "vào cuộc" với các thao tác tỷ mỷ, cẩn trọng và chính xác nhất.

Trả lời câu hỏi liệu đội ngũ giải mã đề thi tại các điểm in đề có đảm bảo không để xảy ra trục trặc, ông Quách Tuấn Ngọc- Giám đốc TT CNTT cho biết, đội ngũ khoảng 100 người này sẽ được tập huấn đầy đủ tại TT CNTT trong một tuần. Hơn nữa, Bộ GD-ĐT chỉ tập trung in đề thi tại một số ít các điểm in đề trên toàn quốc rồi chuyển đề thi bằng giấy tới các hội đồng thi. Ông Ngọc cũng cho biết: "Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng các phần mềm của chúng tôi; tuy nhiên, các cán bộ thực hiện giải mã không được chủ quan và cần tuân thủ nghiêm ngặt từng bước hướng dẫn".

Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị phương án dự phòng cho tất cả các công đoạn ra đề, mã hoá, giải mã và sao, in đề; đồng thời đặt dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Theo lời ông Ngọc, nhóm chuyên gia TT CNTT và các cán bộ làm đề sẽ bị "nhốt" trong khoảng 1 tháng.

Xử lý kết quả thi theo các nguyện vọng

Để tính được số thí sinh đăng ký xét tuyển (theo 3 nguyện vọng), tạo bảng phân bố điểm rồi căn cứ chỉ tiêu từng trường, chọn điểm chuẩn xét tuyển theo các nguyện vọng, TT CNTT đã xây dựng phần mềm xử lý nguyện vọng. Phần mềm này sẽ giúp Ban chỉ đạo tuyển sinh (Bộ GD-ĐT) và ban tuyển sinh các trường ĐH,CĐ có cái nhìn tổng thể về các nguyện vọng 1,2,3 của thí sinh cả nước, điều chỉnh các tham số điểm và tự động xác định điểm chuẩn một cách chính xác.
Ông Quách Tuấn Ngọc đã cho phóng viên VASC Orient xem đề án quá trình thực hiện xử lý nguyện vọng, chủ yếu bằng các phương pháp biểu đồ, tích phân, ma trận. Ông Ngọc cho biết, xử lý nguyện vọng 1 khá đơn giản, nhưng sẽ hết sức vất vả để "lôi" được nguyện vọng 2, 3 của các thí sinh từ các trường khác về. Vì vậy, phần mềm xử lý nguyện vọng cần được hỗ trợ của nhiều yếu tố con người, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ của đội ngũ cán bộ làm kết quả thi của các trường ĐH,CĐ.

Tóm lại, TT CNTT luôn tính đến các phương án dự phòng thủ công. Trong trường hợp phần mềm trục trặc, thí sinh sẽ mang kết quả thi tới từng trường để xin xét nguyện vọng. Tuy nhiên, ông Ngọc vẫn hy vọng, đội ngũ cán bộ tham gia các quy trình tuyển sinh bằng CNTT với trách nhiệm cao nhất sẽ tận dụng tối đa hiệu quả của phần mềm xử lý nguyện vọng. Nhờ vậy, các trường sẽ "giao dịch" với nhau thật hoàn hảo để những sĩ tử đang hồi hộp kia được yên tâm bước vào ngưỡng cửa của tương lai...

VASC Orient

Các tin tức khác
  1. Nghiêm cấm các trường ĐH tổ chức thi thử
  2. TP.HCM: Số lớp tăng cường tiếng Anh ít hơn nhu cầu
  3. Ngày thi tốt nghiệp THCS đầu tiên: Đề thi dễ?
  4. Hôm nay, 1,27 triệu học sinh thi tốt nghiệp THCS
  5. Điều kiện chấm phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT
  6. Điện thoại nóng dành cho học sinh luyện thi ĐH
  7. Vụ thi hộ vào ĐH ngoại ngữ: phát hiện thêm 48 trường hợp vi phạm
  8. TP.HCM: Khởi động mùa… ''chạy trường''
  9. Tuyển sinh THCN 2002: Lượng tăng, chất có tăng?
  10. Các hội đồng tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn lúng túng với bài toán CNTT

Xem tiếp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9


 Copyright 2002 by VASC, All rights reserved. Contact us: e-School Webmaster
 99 Trieu Viet Vuong, Hanoi, Vietnam. Tel: 84-4-9782235, Fax: 84-4-9780636